Hướng dẫn setup hồ cá biển đẹp Phần 1


Ngày đăng bài 09/25/2015 11:12:40 PM

Lâm Kim Chi sẽ hướng dẫn cho tất cả những ai quan tâm đến việc setup một hồ cá biển đẹp trong căn nhà của bạn. Bắt đầu xây dựng một bể cá biển không phải là quá khó. Các bạn chỉ cần bỏ ra một chút công sức để học và nghiên cứu một vài bài viết cần thiết trên diễn đàn để setup một cái hồ cá chuẩn.

Hồ cá biển đẹp

Những thứ cần chuẩn bị để bắt đầu xây một hồ cá biển.

Với loại hồ cá cảnh biển (hồ cá biển) được miêu tả trong bài này, bạn sẽ cần đến các thiết bị sau:

  • Hồ cá.
  • Ảnh nền, phông nền hoặc xây dựng phông nền 3D bằng kích thước mặt sau hồ.
  • Nền của bể như cát sống hoặc san hô đã nghiền nát.
  • Đá sống.
  • Hỗn hợp nước muối.
  • Thiết bị đo độ mặn.
  • Bộ lọc bể.
  • Một số dụng cụ lọc thô như: khăn lọc, than hoạt tính…
  • Máy lạnh.
  • Protein Skimmer.
  • Bộ dụng cụ kiểm tra nước để kiểm tra các thông số của nước và giám sát chu trình niterat trong hồ cá biển.
  • Thức ăn cho cá nước mặn.
  • Chân bể.
  • Lưới cá.
  • Bàn chải lau kính bể.
  • 2 cái thùng lớn dùng để pha nước muối.
  • Dụng cụ đo nhiệt độ cho bể.
  • Bàn chải có lông cứng (hoặc bàn chải đánh răng cũ) để dùng cho việc làm sạch các hòn đá sống.
  • Bể cách ly để tập cho các sinh vật mới thích nghi và giám sát các dấu hiệu về dịch bệnh ở cá.
  • Ổ cắm điện.
  • Một cái máy lọc nước Reverse Osmosis (RO), Lâm Kim Chi khuyên bạn nên dùng thiết bị này.

Tìm hiểu về trách nhiệm, thời gian và các chi phí có liên quan:

Việc xây dựng bể cá nước mặn cũng giống như nuôi một con chó hay một con mèo, nó phụ thuộc vào nỗ lực mà bạn bỏ ra. Để xây một bể cá cảnh biển thành công, bạn phải bỏ rất nhiều công sức, sự tâm huyết với nó. Về cơ bản, những việc bạn phải làm hàng ngày đó là cho bọn cá biển ăn và kiểmtra các thông số của nước (nhiệt độ, chỉ số NO3, PO4, PH,…) và một vài loại thiết bị lắp đặt cho bể cá của bạn. Một lần một tuần hoặc ít nhất mỗi tháng một lần bạn sẽ cần phải tiến hành một số thao tác bảo trì bể. Hầu hết thời gian đó bạn dùng để thay nước và kiểm tra chất lượng nước.

Hướng dẫn setup hồ cá biển 2

Chi phí là một yếu tố quan trọng. Hãy lấy danh sách trên và nghiên cứu về giá cả của các loại thiết bị cần thiết để xây một bể cá nước mặn. Việc duy trì và nuôi dưỡng một bể cá nước mặn thường đắt hơn việc nuôi những bể cá nước ngọt.

Bạn cũng cần lưu ý rằng làm một bể cá nước mặn rất tốn thời gian. Bạn thường phải đợi 4 đến 8 tuần trước khi có thể đưa bất cứ một con cá biển nào vào bể an toàn.

Chọn kích thước và vị trí đặt bể

Biết trước loại cá biển nào bạn muốn nuôi trước khi đi mua bể là một ý kiến hay. Hãy nghiên cứu thật nhiều về các loại cá biển khác nhau trước khi quyết định loại cá mà bạn muốn sở hữu. Một vài loại cá biển chỉ dài đến 3 hoặc 5cm, trong khi các loại khác có thể dài đến 20 hoặc 30cm. Biết được loại cá nào mà mình muốn nuôi sẽ giúp bạn quyết định chính xác kích cỡ bể mà chúng cần. Nhiều cuốn sách nhấn mạnh rằng bạn không nên bắt đầu thú chơi cá nước mặn trừ khi bạn có một cái ít nhất 150l. Nhưng nếu bạn đã nghiên cứu và chuẩn bị thật kỹ càng, chẳng có lý do gì để không thể bắt đầu với một cái bể nhỏ hơn. Một cái bể nhỏ hơn, như đã cảnh báo, sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong việc duy trì độ ổn định của nước và buộc bạn phải tiến hành các cuộc kiểm tra nước và bảo trì nước thường xuyên hơn.

Hướng dẫn setup hồ cá biển 1

Bạn sẽ muốn đặt bể cá của mình ở nơi mà ánh sáng và nhiệt độ không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài như gần các cửa sổ hay gần các nguồn phát nhiệt. Bạn cũng cần phải đặt bể cá lên chân bể vững chắc và có thể đỡ hết tổng trọng lượng của nó. Một quy tắc ngón tay cái khá tốt cho việc tính trọng lượng tổng của một cái bể đó là 1,2kg cho 1 lít nước. Ví dụ, một cái bể 150 lít sẽ nặng xấp xỉ 180 kg khi chứa đầy nước. Bạn cũng cần phải tính đến tổng trọng lượng của đá sống, cát và các thiết bị.

Mua hồ và thiết bị

Giờ là thời điểm để quyết định bộ lọc mà bạn muốn sử dụng khi xây dựng bể cá nước mặn và máy đánh bọt protein skimmer. Chúng tôi không khuyên dùng bộ san hô, sỏi. Một bộ lọc bằng các chất liệu trên là không cần thiết nó sẽ có những tác dụng không mong muốn về sau và sẽ chỉ làm bạn đau đầu thêm. Bạn thực sự chỉ cần một hệ thống lọc đơn giản có thể dùng các yếu tố hóa học và tự nhiên để lọc. Bạn cũng dùng đá sống như một máy lọc sinh học. Đừng có keo kiệt với protein skimmer. Sau đá sống, protein skimmer có lẽ là phần thiết bị quan trọng nhất. Với protein skimmer, bạn thực sự đã có được từ những gì mình chi trả.

Chuẩn bị đá sống, cát và ổ cắm điện. Cố gắng đạt được 0,5 đến 1 kg đá sống trên 4l bể. Đừng dùng hộp cát hay cát ở sân chơi bởi nó sẽ chứa rất nhiều những mẩu tạp chất mà có thể có hại cho những con cá. Cũng cần có cả cát sống hoặc cát từ aragonite (từ vùng biển caribe) hay san hô nghiền.

Lắp đặt bể, giá đỡ và thiết bị

Rửa sạch bể chỉ bằng nước thôi nhé! Không được dùng xà phòng hay các chất tẩy rửa. Các chất còn lại sau khi sử dụng xà phòng sẽ gây hại cho bể cá của bạn. Kiểm tra độ kín của bể bằng việc bơm đầy nước ngọt và kiểm tra các dấu hiệu rò rỉ. Nếu cái bể qua được bài kiểm tra này, hãy tháo bỏ nước ngọt ra khỏi bể.

Lúc này hãy lắp đặt phần phông nền. Hãy đảm bảo sử dụng tất cả dây buộc ngang phần trên cùng ở sau tấm phông nền để ngăn bất kỳ chút muối nào len vào giữa tấm phông nền và kính bể. Để thay thế, bạn cũng có thể sơn vào mặt sau kính bể (sơn phần mặt ngoài, chứ không phải mặt trong). Sơn phần kính bể phía sau có thể tốt hơn việc sử dụng phông nền bởi bạn sẽ không phải lo lắng việc muối len vào giữa tấm phông nền bể và phần kính phía sau. Đối với các bể cá cảnh biển, một tấm phông nền màu đen có thể giúp màu sắc các con cá nổi bật hơn. Màu xanh da trời thẫm cũng là một sự lựa chọn phổ biến khác và nó có thể giúp tạo ra ảo giác về độ sâu. Sau khi sơn hãy giữ cho cái bể khô ráo trong vòng một ngày hoặc hơn để vết sơn khô đi.

Lắp đặt máy lạnh, bể lọc, protein skimmer và bất kỳ thiết bị nào khác mà bạn có và hãy chắc chắn sử dụng một cầu chì trên tất cả các đường dây điện.


Những lưu ý khi thiết kế bể cá biển

Hướng dẫn setup hồ cá biển 4

+ Trước hết bể cá cảnh nước biển nên làm bằng kính, phụ kiện bể cá cảnh nước mặn không được dùng loại có kim loại tiếp xúc với trực tiếp với nước, nước mặn có tác dụng ăn mòn rất mạnh sẽ làm hỏng thiết bị và bất cứ muối kim loại nào trong nước cũng đều gây độc hại cho cá, còn lọc nước bể cá cảnh biển rất quan trọng nên người chơi bể cá biển cần tham khảo tư vấn của người bán bể cá nước mặn.

+ Kích thước bể nuôi cá biển rất quan trọng trong thiết kế hồ cá biển, bởi vì biển cả là một môi trường bền vững nên bể càng lớn càng tốt, set up bể cá nước mặn sao cho mặt tiếp xúc với không khí càng thoáng và rộng bao nhiêu càng tốt.

+ Nước nuôi cá biển: Làm bể cá nước mặn có thể dùng nước biển thiên nhiên hay nước biển nhân tạo, nước thiên nhiên gồm đầy đủ các loại vi khoáng vi lượng bổ ích cho sinh vật biển, còn nếu pha từ muối nhân tạo thì lưu ý độ mặn của bể nước biển thường khoảng từ 1.020 đến 1.025. (Muối làm nước biển nhân tạo có bán ở những cửa hàng bán bể cá cảnh biển).

Hướng dẫn setup hồ cá biển 5

Lưu ý: Cá biển rất nhạy cảm với việc thay đổi nhiệt độ nước nên cần giữ nhiệt độ ổn định và không được quá chênh lệch trên 2 độ C, độ PH thường nằm trong khoảng 8-8,5, độ cứng của nước trong khoảng 7 – 9 độ dH. Nếu trường hợp độ pH và dH giảm, cần bổ sung thêm CO2 và canxi. Cá biển có một số loại khó nuôi trong bể nước mặn loại nhỏ vì môi trường áp suất không phù hợp. Tuy nhiên nếu chơi bể cá nước mặn loại lớn cần chọn công ty hoặc cửa hàng bể cá biển có kinh nghiệm để đảm bảo an toàn khi sử dụng.

Đây là những chia sẽ bổ ích từ Lâm Kim Chi, sẽ cập nhật tiếp các hướng dẫn hay vào các bài viết sau.

lo go ho ca thuy sinh lam kim chi
[Cửa Hàng Hồ Cá Biển Lâm Kim Chi]
[210/5F CMT8, P10, Quận 3]
[(090) 846 6978, (091) 313 2209] | 
[hohuulam2013@gmail.com] |

 

 

 

 

( 46150 lượt truy cập )
Chia sẽ trang Hướng dẫn setup hồ cá biển đẹp Phần 1 với mạng xã hội >>>
Share on Google+ Facebook Twitter
Minh Quân chuyên Gỗ Lũa, Cây kiểng & hồ cá thủy sinh
SHOWROOM : 1420 Phạm Văn Đồng, Phường Linh Tây, TP. Thủ Đức, HCM. Liên hệ (091) 313 2209 Mr.Lâm