Hướng dẫn ghép lũa cho hồ thủy sinh


Ngày đăng bài 10/22/2015 12:09:04 AM

Lâm Kim Chi sẽ hướng dẫn các bạn cách sắp xếp bố cục lũa cho hồ thủy sinh đẹp từ những nhánh lũa không bắt mắt, không phù hợp với thể tích hồ mà bạn hay cửa hàng lỡ mua về. Những nhánh lũa sau được cho là không đẹp.
- Những nhánh lũa không được bắt mắt, không có hình dáng rõ ràng, thường ít ai để ý.
- Những nhánh lũa bị vết cắt cụt.

Hướng dẫn ghép lũa cho hồ thủy sinh

Sử dụng đá Kei Stone (là loại đá dùng để làm bể thủy sinh cực đẹp. Với đặc tính viên tròn, nhiều lỗ sần sùi và cấu tạo sần sùi giống đá san hô, bên ngoài phủ màu vàng và ghi rất đẹp, đá Kei Stone là lựa chọn tuyệt vời để set up bể thủy sinh của cả nhà).
Sau đây là hướng dẫn kỹ thuật để biến nguyên liệu kém chất lượng thành tác phẩm nghệ thuật.
1. Nhìn ngắm nhánh lũa và bễ cá thật kỹ, suy nghĩ ý tưởng để thiết kế hồ cá thủy sinh cho riêng mình.

Nhìn ngắm nhánh lũa và bễ cá

2. Tự tin bẽ gãy nhánh lũa cho vừa vặn với kích thước hồ cá.

 Tự tin bẽ gãy nhánh lũa

3. Để có những nhánh lũa cong, bạn có thể nối những mãnh lũa vụn lại bằng cách cột bằng chỉ hay dán bằng keo dán sắt.(Xem hướng dẫn bên dưới,...).

4. Muốn lũa đứng thẳng vững vàng bạn có thể dùng đá Kei Stone.

đá Kei Stone

5. Rêu Willow và liễu đó có tác dụng che vết nối rất tinh tế, giúp nhánh lũa được tự nhiên khi thả vào hồ.

Rêu Willow và liễu

Đây là những nhánh lũa xấu tệ khó mà cho vào hồ để sắp xếp vị trí:

những nhánh lũa xấu tệ khó mà cho vào hồ

Từng nhánh lũa đều có điểm xấu riêng.

A: Đường cong gần như vuông của nhánh lũa này khiến nó trở nên khó sử dụng
B: Nhánh lũa này nhìn rất kém hấp dẫn vì bề rộng mọi chỗ đều như nhau và đường cong rất ít, gần như là một nhánh lũa thẳng
C: Một vết cắt lớn trên nhánh lũa này khiến nó rất không phù hợp để sử dụng trong bố cục bể thủy sinh
D: Nhánh lũa này cũng thẳng, không có nhánh và bề mặt lũa thô
E: Đầu lũa lại bị chia thành nhiều mảnh nhỏ chứ không phân nhánh tự nhiên
F: Nhánh lũa này đã bị bẻ gãy bởi ngài Amano, điều này cho thấy nhánh lũa thực sự rất tệ

 

Ghép rêu và dương sỉ lên lũa:

Các loại rêu và dương sỉ thường mọc trên gỗ lũa trong tự nhiên như bạn thường thấy ở khe suối trên non cao. Qua dáng vẻ cuả chúng, tôi cảm nhận được dòng thời gian và cảm xúc cuả sự tĩnh tại (Wabi) & cô tịch (Sabi)*. Trong hồ thuỷ sinh kiểu NA (Nature Aquarium), Bolbitis, Microsorum and willow moss thường được cột vào gỗ lũa để tái tạo không gian tự nhiên hoang vu trong thuỷ sinh cảnh. 


Để đính các loại cây thuỷ sinh vào lũa, trước hết tôi phải ướm thử khúc lũa vào hồ rồi mới quyết định xem sẽ buộc cây vào những chỗ nào. Nếu bạn định buộc rêu willow moss trên khắp khúc lũa, thì bạn có thể buộc trước từ ngoài bằng chỉ cotton. Nhưng nếu bạn chỉ định buộc rêu ở một số chỗ trên lũa, bạn phải ướm thử nó vào hồ đã, rồi sẽ quyết định vị trí cột rêu sau khi đã xét đến sự cân bằng tổng thể.

Về vị trí để buộc cây thuỷ sinh trên lũa, tôi thường buộc chúng vào những điểm chính như đầu ngọn lũa, đoạn cành lũa giao nhau, những chỗ bị cưa, cắt trông không tự nhiên, nói chung là tuỳ theo hình dạng cuả lũa. 

Khi đã xác định được vị trí buộc rêu, tôi dàn mỏng rêu willow moss và buộc vào lũa bằng chỉ cotton chuyên dụng. Một điểm quan trọng đối với các loại dương sỉ như Bolbitis vàMicrosorum là phải cắt hết lá già trước khi tiến hành buộc chúng vào lũa. Lá già thường không dễ dàng thích nghi với môi trường mới và rêu hại có khuynh hướng phát triển trên những lá này. Đầu ngọn lá non của họ dương sỉ Microsorum thường ở dạng trong suốt. Ta chỉ nên giữ lại những lá non này và cắt bỏ hết lá già. Còn đối với dương sỉ Châu Phi Bolbitis, ta có thể cắt bỏ hầu hết những lá lớn. Thậm chí, ta có thể cắt bỏ toàn bộ lá và chỉ giữ lại phần thân rễ (rhizomes) và buộc vào lũa cũng chả sao. Làm thế ta sẽ khiến dương sỉ phát triển những lá mới, sạch sẽ thích nghi với môi trường mới cuả hồ thuỷ sinh. 


Một đoạn lũa đẹp.
Một đoạn lũa đẹp.

Chẳng có vấn đề gì khi chỉ buộc phần thân rễ
Chẳng có vấn đề gì khi chỉ buộc phần thân rễ (rhizomes) cuả Bolbitis vào lũa.

Buộc một lớp mỏng willow moss xung quanh thân lũa
Buộc một lớp mỏng willow moss xung quanh thân lũa.

Quấn phần thân rễ cuả dương sỉ cho chúng bám quanh thân lũa rồi buộc lại.
Quấn phần thân rễ cuả dương sỉ cho chúng bám quanh thân lũa rồi buộc lại.

Hướng dẫn chọn lũa phù hợp cho hồ cá:

Khi mua, bạn thường lựa nhiều khúc lũa khác nhau. Điều quan trọng nhất ở đây là kích cỡ cuả chúng. Nếu bạn sử dụng hệ thống chiếu sáng treo độc lập (treo trên cao không sát thành hồ) thì việc ngọn cuả các cành lũa có vươn lên, ló ra khỏi mặt nước cũng chẳng sao. Tuy nhiên, với một bố cục thuỷ sinh chuẩn mực thì thật là bất tiện nếu bộ lũa không nằm gọn trong khuôn khổ cuả hồ. Điểm quan trọng thứ nhì là số lượng cành lũa và sự cân bằng trong bố cục. Nên chú ý chọn lựa sao cho khi ghép chúng lại trông hài hoà – cân bằng.Nếu sử dụng quá nhiều lũa, sẽ không đủ chỗ cho cây thuỷ sinh (thiếu đất canh tác). Bất kể thế nào, điều bạn cần chú ý nhất khi chọn lựa là hình dáng cuả phần ngọn lũa vì nhiều khúc lũa bị cưa, cắt một đầu. Những đoạn lũa có phần ngọn thuôn dần một cách tự nhiên, thì riêng tự bản thân chúng cũng đã có thể giúp bạn tạo được cảm giác tự nhiên cho bố cục hồ.

Đây là những chia sẽ bổ ích từ Lâm Kim Chi, sẽ cập nhật tiếp các hướng dẫn hay vào các bài viết sau.

lo go ho ca thuy sinh lam kim chi
[Cửa Hàng Hồ Cá Biển Lâm Kim Chi]
[210/5F CMT8, P10, Quận 3]
[(090) 846 6978, (091) 313 2209] | 
[hohuulam2013@gmail.com] |

 

 

 

 

( 45246 lượt truy cập )
Chia sẽ trang Hướng dẫn ghép lũa cho hồ thủy sinh với mạng xã hội >>>
Share on Google+ Facebook Twitter
Minh Quân chuyên Gỗ Lũa, Cây kiểng & hồ cá thủy sinh
SHOWROOM : 1420 Phạm Văn Đồng, Phường Linh Tây, TP. Thủ Đức, HCM. Liên hệ (091) 313 2209 Mr.Lâm