Bí quyết loại trừ rêu hại giúp hồ cá thủy sinh đẹp tự nhiên


Ngày đăng bài 07/22/2019 10:24:15 PM

Hồ cá thủy sinh Lâm Kim Chi chia sẽ kinh nghiệm loại trừ rêu hại giúp hồ cá trở nên trong xanh hơn, tạo cảm giác như hồ mới setup. Vậy rêu hại trong thủy sinh là gì ? Cách nhận biết rêu hại và xử lý rêu hại thủy sinh như thế nào ? Chúng ta cùng tìm hiểu thêm kinh nghiệm về rêu hại trong hồ cá thủy sinh.

Ảnh hồ thủy sinh được setup hoàn chỉnh

Ảnh hồ thủy sinh được setup hoàn chỉnh

Rêu hại trong hồ thủy sinh là loài rêu tự phát trong một điều kiện nhất định trong môi trường nước. Chúng sẽ bám vào các cây thủy sinh, đá, thậm chí là những rêu trong hồ thủy sinh của mình. Với tốc độ phát triển khá nhanh và mất sự tinh tế trong hồ thủy sinh, các loài rêu hại không mời mà đến ấy có khi phá hỏng hết tất cả bể thủy sinh chỉ trong thời gian ngắn. Lâm Kim Chi sẽ đến các bạn đã trang bị đầy đủ kinh nghiệm để xử lý chúng không còn là vấn đề đáng lo ngại cho chiếc hồ cá của bạn.

1. Rêu nâu (tảo nâu): Đây là loại rêu phát triển trước tiên trong bể cá mới setup, nó thường bám trên những viên sỏi và kính. Không như các loại rêu khác, loại rêu này cần silicat(Khoáng vật silicat là lớp khoáng vật lớn nhất và quan trọng nhất trong các lớp khoáng vật tạo đá) để mọc, tăng mức độ ánh sáng rêu nâu có thể loại bỏ dễ dàng khỏi bể thủy sinh. Rất nhiều loài cá không thích ăn loài rêu nay.

Rêu nâu (tảo nâu)

Rêu nâu (tảo nâu).

Cách khắc phục:

  • Dùng động vật ăn rêu: cá Otto, tép RC , ốc táo đỏ hoặc thốc nitrite-Test(NO2).
  • Thay nước liên tục theo định kỳ. 
  • Thay đèn công suất cao hơn.
2. Rêu tảo nước xanh: là một loại rêu thông thường nhất, rêu xanh là 1 chỉ điểm tốt cho bể cá chất lượng tốt. Giảm lượng ánh sáng và giảm nguồn nitrat có thể kiểm soát được loại rêu này, nếu quá nhiều ánh sáng hoặc có nắng chiếu vào rêu sẽ bùng phát và làm cho nước xanh luôn.
 
Rêu tảo nước xanh

Rêu tảo nước xanh.

 
Cách khắc phục:
  • Tắt đèn, chùm mềnh hồ trong 5 ngày: Đây là phương pháp tốt nhất để tiêu diệt loài rêu hại này.
  • Lọc hệ thống vi sinh tốt cũng loại trừ như tuyệt đối tảo nước xanh.
  • Dùng đèn UV diệt khuẩn để tiêu diệt tảo nước xanh
  • Lọc bông gòn tăng cường nhiều bông lọc sẽ cải thiện kha khá loài rêu hại này.
  • Thay nước đều đặn và tương đối trong vòng 1-2 tuần. Phương pháp đơn giản nhất để diệt rêu hại tảo nước xanh.
  • Hoặc có thể cho Rận nước (nhiều người dùng rận nước để ăn sạch tảo nước xanh), tuy nhiên phương pháp này không khuyến khích lắm.
3. Rêu đùm đen (Rêu chùm đen): là loài rêu hại khó chịu nhất trong các loài rêu hại được liệt kê từ đầu đến giờ. Rêu chùm đen có màu đen, đỏ, xám, hoặc nâu, chúng nhanh chóng phủ kín hết các viền cây và lan cả xuống đất nền.
 
Rêu đùm đen (Rêu chùm đen)

Rêu đùm đen (Rêu chùm đen).

 
Cách khắc phục:
  • Tăng CO2 kích thích sự phát triển cây thủy sinh, hấp thụ dinh dưỡng sẽ cắt đi nguồn sống của rêu hại chùm đen này.
  • Bơm dung dịch oxy già hoặc Seachem Excel trực tiếp vào rêu hại chùm đen.
  • Gỡ bỏ bằng tay, đôi khi dùng biện pháp mạnh cắt bỏ luôn vật chủ thể.
  • Thả Cá bút chì hay tép Yamato rất có ích trong việc tiêu diệt rêu hại chùm đen.
  • Thay nước liên tục cách ngày chỉ 30% nước hiện có.
4. Rêu nhớt (rêu xanh lục lam): Rất nguy hiểm cho cây, do chất lượng nước quá kém, mức photphat và nitrat quá cao. Phải thay nước thường xuyên để loại bỏ rêu này, nếu chất lượng nước quá bẩn loại rêu này lại xuất hiện.
 
Rêu nhớt (rêu xanh lục lam)

Rêu nhớt (rêu xanh lục lam).

Cách khắc phục:
  • Tăng nitrite-Test(NO2) lên hàm lượng 5 ppm(mật độ).
  • Trồng nhiều cây phát triển nhanh.
  • Tắt đèn tảo lam sẻ chết.
  • Thay nước đều và bớt lượng thức ăn dư thừa lại.
5. Rêu tóc (rêu sợi): Loại rêu này xanh tươi và có thể dài 2-3cm, có một vài loài cá thích ăn rêu này, nếu để mặc rêu này phát triển, nó sẽ mọc thành bụi và khi bóc bỏ nó sẽ mọc lại nhanh chóng.
 
Rêu tóc (rêu sợi)

Rêu tóc (rêu sợi).

 
Cách khắc phục:
  • Giống như ở trên mình nói, rêu tóc là loài rêu hại rất dễ xử lý.
  • Xử lý bằng tay: Dùng nhíp hoặc lấy tay bốc rêu tóc ra càng nhiều càng tốt
  • Xử lý bằng cá: thả cá bình tích, cá mún, tép mồi, cá moly… Các loài cá này rất thích ăn rêu tóc, đôi khi người ta nuôi rêu hại này để làm thức ăn cho chúng
  • Cân bằng lại chất dinh dưỡng trong hồ thủy sinh: N (10-20ppm), P (0.5-2ppm), K (10-20ppm), Ca (10-30ppm), Mg (2-5ppm), Fe (1ppm).
  • Thay nước 30% mỗi tuần một lần để ngăn ngừa và hạn chế rêu tóc mọc.

6. Rêu xoắn (xoăn): là loài rêu hại thường mọc ở các rìa lá cây, có dạng lông xoăn, chùm.

Rêu xoắn (xoăn)

Rêu xoắn (xoăn).

 
Cách khắc phục:
  • Dùy trì hàm lượng CO2 và đảm bảo cân bằng dinh dưỡng trong hồ thủy sinh
  • Sử dụng động vật ăn rêu hại: Tép RC, Tép Amano, Ottos, cá mún, cá molly, cá bút chì và một vài loài cá plecos.

Nguyên nhân sinh ra các loại riêu hai là gì?

  • Ánh sáng: Một trong những nguyên nhân chính làm bùng phát là kéo dài thời gian chiếu sáng, với thời gian chiếu sáng 16 tiếng mỗi ngày đã dẫn đến hậu quả là nước không thể nào trong được, phải tránh ánh sáng ánh nắng trực tiếp vào bể. Ánh nắng không những làm cho bể của bạn trở nên xanh rêu mà còn làm tăng nhiệt độ ảnh hưởng tới cá.
  • Do hệ vi sinh trong hồ chưa hoàn thiện: chất lượng nước chưa ổn định một cách toàn diện lượng phân thừa của cá chưa được xử lý tạo ra dinh dưỡng cho loài rêu này phát triển.
  • Dư dinh dưỡng: Thường có khoảng 2 tuần sau khi làm hồ do chu trình chuyển hóa Nitrozen chưa tốt
 
Bài viết được tổng hợp từ nhiều nguồn chuyên gia trong nghề và kinh nghiệm từ bản thân. Nếu các bạn gặp rêu hại mà chưa đủ kinh nghiệm hay tự tin để xử lý thì hãy gọi chúng tôi. Hồ Cá Lâm Kim Chi sẽ hỗ trợ tư vấn miễn phí đến Quý khách.
 
lo go ho ca thuy sinh lam kim chi
[Cửa Hàng Hồ Thủy Sinh Lâm Kim Chi]
[210/5F CMT8, P10, Quận 3]
[(090) 846 6978, (091) 313 2209] | 
[hohuulam2013@gmail.com] |
 

 

 

 

 

 

( 36596 lượt truy cập )
Chia sẽ trang Bí quyết loại trừ rêu hại giúp hồ cá thủy sinh đẹp tự nhiên với mạng xã hội >>>
Share on Google+ Facebook Twitter
Minh Quân chuyên Gỗ Lũa, Cây kiểng & hồ cá thủy sinh
SHOWROOM : 1420 Phạm Văn Đồng, Phường Linh Tây, TP. Thủ Đức, HCM. Liên hệ (091) 313 2209 Mr.Lâm