1. Cách chọn bể thủy sinh
Đây là những chia sẽ của chúng tôi. Với những bạn mới chơi thì chỉ nên chọn loại bể trung bình, một số kích thước sau bạn có thể chọn (dài x rộng x cao):
• 80 x 40 x 50 (cm)
• 60 x 40 x 50 (cm)
Đây là các loại bể nuôi cá thông thường có bán rất nhiều trên thị trường
Bạn nên đặt bể chứ không nên mua sẵn vì lý do sau:
• Bể nuôi cá thường có cái kiềng rất to làm nơi để cái máy bơm Oxy không thích hợp cho hồ thuỷ sinh vì nó sẽ cản ánh sáng đèn xuống bể. Bạn yêu cầu họ làm cái kiềng nhỏ khoảng 3-4 cm là ổn rồi hoặc có thể đặt hồ không kiềng tại Cửa Hàng Lâm Kim Chi của chúng tôi. Kính đáy nên làm kính 8 hoặc 10 ly cho an toàn, vì trong bể thuỷ sinh sẽ có một khối lượng tương đối nặng cát, sỏi, lũa và cả đá...
• Khoảng cách từ mặt nước lên đến mép thành bể tối đa là 10 cm do vậy nên làm viền thuỷ nhỏ thôi (khoảng 5cm là được) để bạn còn gác đèn lên trên đó.
Chân bể: tuỳ theo điều kiện kinh tế mà bạn chọn loại chân bể hợp với mình nhưng cũng nên đặt vì chân bể bán sẵn khá yếu, không an toàn, bạn canh chừng sao cho chiều cao của chân bể sao cho chiều cao tính từ mặt đất đến mép trên của bể khoảng 1m0 đến 1m2 là tối đa, nếu bể cao quá sẽ rất khó chăm sóc và trồng cây đây là những chia sẽ của chúng tôi.
2. Cách chọn đèn thủy sinh
Với kích thước bể như trên thì bạn nên sắm từ 2 - 3 bộ đèn 6 tấc, thường thì dùng loại đèn có máng Benxiang và bóng Jebo (giá 1 bộ khoảng 150.000 đồng). Việc tăng giảm đèn tuỳ thuộc loại cây bạn trồng có đòi hỏi ánh sáng nhiều hay ít.
Nhớ mua kèm theo Time hẹn giờ để tiện việc tự động hóa, không tốn nhiều thời gian tắt mở của bạn. Giống con người Thủy Sinh cũng cần được nghĩ ngơi. Nên các bạn lưu ý việc tắt và mở đèn thủy sinh.
3. Cách chọn lọc hồ cá
Có rất nhiều loại lọc mà bạn có thể dùng cho bể thuỷ sinh như:
• Lọc thác: với bể này thì bạn mua loại có công suất lớn một chút nhưng loại này hiệu quả lọc hơi kém, nó thích hợp cho bể nhỏ.
• Lọc tràn: loại này kinh tế, lọc cũng khá tốt nhưng nhược điểm là chiếm mất 1 phần diện tích của bể (khoảng 25cm) và nhìn không được thẩm mỹ cho lắm. (giá khoảng 60.000 đến 80.000 cho bể có kích thước nêu trên)
• Lọc ngoài: loại này lọc khá tốt và hiệu quả, không chiếm diện tích trong bể nhưng giá thành lại cao (khoảng 550.000 đến 700.000 / 1 bộ)
Bạn nên tham khảo trước khi quyết định mua lọc nào (mình đang dùng lọc tràn)
4. Cách chọn nền hồ thủy sinh
Có rất nhiều cách làm nền cho bể thuỷ sinh nhưng mình xin nêu cho bạn 2 giải pháp sau:
• Cách 1: Tự trộn phân nền (cách này rất kinh tế)
• Cách 2: Sử dụng phân nền có sẵn
Khuyên bạn nên mua nền làm sẵn để dảm bảo an toàn nên chọn những nền có tên tuổi.
5. Sắp xếp bố cục và đổ nước vào hồ thủy sinh
• Bạn tiến hành sắp xếp đá hoặc gỗ vào bể theo cách của mình dự định làm
• Sau khi ổn định vị trí của đá, gỗ thì tiến hành đổ nước vào bể, lưu ý không được đổ nước ào ào vào bể (giống như thay nước cho bể cá), nếu làm như vậy thì phân nền sẽ bị xì làm cho nước rất bẩn và khó trong.
Cách đổ nước vào hồ thủy sinh: Lấy 1 tấm kính lót xuống mặt nền bể rồi đổ nước thật nhẹ lên đó hoặc bạn cho vòi chảy rất nhẹ lên đá và gỗ.
Cách làm cho nước mau trong: bạn nên cho nước vào ra bể từ 3 đến 4 lần đến khi nhìn thấy nước trong, còn ít bụi lơ lửng trong bể nếu chịu khó cẩn thận khâu này thì nước trong bể của bạn sau khi setup sẽ rất mau trong.
Gợi ý: để làm cho hệ vi sinh trong bể mau phát triển thì bạn có thể lấy 1 ít nước cũ của bể cá hoặc bông lọc để đưa sang bể mới, tạo điều kiện “mồi” cho hệ vi sinh phát triển nhưng cũng nên lưu ý không lấy nước từ những bể thuỷ sinh có bị rêu nhé, nếu lấy nước đó thì bể của bạn cũng sẽ bị nhiễm rêu.
6. Chọn lựa loại cây và cách trồng vào hồ
• Tuỳ theo sở thích mà bạn chọn các loại cây mà mình muốn trồng, nên tham khảo bạn bè và nhờ tư vấn của các bạn đã chơi thuỷ sinh lâu để chọn được loại cây thích hợp và dễ trồng.
• Gợi ý một số loại cây tương đối dễ trồng:
1. Anubias: loại bày chia bụi rồi buộc lên gỗ, đá: loại này không cần ánh sáng mạnh, rất dễ trồng
2. Rêu cá đẻ: cũng tương tự Anubias
3. Một số loại cây cắt cắm và dễ trồng như: Thuỷ Cúc, Hồng Liễu, Sunset, Thanh liễu,…
4. Một số cây bụi: Hoàng Quan Thảo, Súng tiger, Súng nhật, hẹ nước,...
Khi trồng, bạn nên cắt ngắn bớt cây hoặc cắt bớt rễ cũ trước khi trồng. Bạn dùng cây nhíp y tế (loại dài), giá khoảng 30.000/cây để cắm cây vào các vị trí thích hợp theo bố cục định sẵn.
Đối với các loại cây buộc vào gỗ đá thì bạn dùng cước câu cá loại mảnh nhất hoặc chỉ đen để buộc. Nhớ buộc vữa đủ chặt và không làm đứt thân, rễ của cây.
7. CO2.
Tùy điều kiện của bạn mà dùng CO2 kiểu nào, nhưng theo mình thì nên đầu tư mua 1 bộ bình CO2 loại 2kg, có sẵn van (giá 300.000 đồng/bộ) dùng cho tiện và hiệu quả (mua ở Lãnh Binh Thăng hoặc Cao Quý).
8. Theo dõi, chăm sóc và cách thay nước
• Theo dõi sự phát triển của cây hàng ngày
• Thay nước 3 ngày/ lần, mỗi lần 1/3 đến 1/2 bể trong 1 tháng đầu để tránh rêu
• Bật 2 đèn, mỗi ngày bật 8 tiếng theo kiểu: 4 bật - 4 tắt - 4 bật cũng vì mục đích tránh rêu
• Không nên thả cá trong vòng 2 tuần đầu vì lúc này môi trường bể chưa thật sự ổn định, tốt nhất nên thả cá sau hơn 1 tuần.
|
[Cửa Hàng Hồ Thủy Sinh Lâm Kim Chi]
[210/5F CMT8, P10, Quận 3]
[(090) 846 6978, (091) 313 2209] |
|